Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà

Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà

Xe điện đang là một xu hướng chung của thế giới bởi nhiều tính năng tiện lợi, tiết kiệm chi phí và hơn hết là bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, nếu bạn đang sở hữu một chiếc xe điện thì việc tìm hiểu là lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà là một điều vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn lắp đặt trạm xe điện tại nhà an toàn và hiệu quả nhé!

Khái quát về trạm sạc xe điện tại nhà

Đối với các thiết bị dùng điện để tạo năng lượng thì việc cung cấp điện để chúng hoạt động là điều rất quan trọng. Đối với xe điện cũng vậy, chúng cần có những trạm sạc điện cho riêng mình. Khi được nạp điện đầy đủ, điện sẽ được dự trữ trong pin và tiêu thụ dần dần khi sử dụng xe. 

Việc chuyển đổi điện năng thành dạng năng lượng tích trữ trong pin chính là những gì mà trạm sạc xe điện thực hiện. Bạn có thể bắt gặp các trạm sạc xe điện nhanh ở những trung tâm thương mại lớn, các tuyến đường nhiều xe qua lại bởi điện tại đó có công suất rất lớn nên việc sạc xe điện diễn ra khá nhanh so với việc sạc xe điện tại nhà.

Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà 1
Mô hình sạc xe điện tại gia

Phân loại các trạm sạc xe điện

Có 3 loại trạm sạc xe điện cơ bản

Trạm sạc xe điện Cấp 1

Đây là trạm sạc xe thường được lắp đặt tại các gia đình, do công suất sử dụng điện không thích, thích hợp cho các dòng điện lắp đặt tại nhà. Khi mua xe điện bạn sẽ được cấp bộ sạc này đi kèm.

Tuy nhiên, vì dòng điện tại nhà chỉ rơi vào khoảng 120V AC nên thời gian sạc pin của xe điện rất lâu, kéo dài khoảng 17 tiếng. Thay vào đó, bộ sạc cấp 1 lại rất đơn giản và chi phí khá thấp.

Trạm sạc xe điện Cấp 2

Trạm sạc xe cấp 2 sử dụng điện áp xoay chiều lớn hơn từ 208-240 V. Một vài trạm sạc cấp 2 có thể di động và sử dụng các phích cắm nhiều chấu đi kèm với ổ cắm chuyên dụng. Trạm sạc xe cấp 2 có thể được thi công và lắp đặt tại nhà với điều kiện phải lắp thêm đường dây cấp điện 208-240 V. Trạm sạc xe điện cấp 2 này có thể mang theo khi đi đường nếu mắc “dây cứng” vào hệ thống điện đó. 

Tuy nhiên, việc lắp đặt thêm đường cây điện áp lớn sẽ gây tốn kém cho gia đình bạn vì chi phí lắp đặt khá lớn. Nhưng ưu điểm của chúng lại sạc nhanh hơn trạm sạc cấp 1, thường kéo dài khoảng 8- 12 tiếng.

Trạm sạc cấp 3

Loại trạm sạc này sử dụng điện áp 600- 800 V nên chỉ được lắp đặt tại nơi có sử dụng điện áp lớn. Chính vì vậy, trạm sạc cấp 3 thường được sử dụng cho lợi ích thương mại của các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng trạm sạc cấp 3 giúp xe điện của bạn sạc rất nhanh chóng chỉ khoảng trong 30 phút xe của bạn đã đạt dung lượng pin ở mức hài lòng.

Bảng chi tiết các cấp của trạm sạc

 

Trạm sạc xe điện Nguồn cấp Công suất Thời gian sạc
Cấp 1 (AC) Điện áp: 120 V

Dòng điện: 12-16A

1.44kW- 1.92kW 17h
Cấp 2 (AC) Điện áp: 230 V

Dòng điện: 15- 80A

3.1kW-19.2kW 8h
Cấp 3 (DC) Điện áp: 300- 800V 30kW- 240kW 30 phút

 

Giá lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà

Tùy vào từng loại trạm sạc mà giá cả lại khác nhau

Trạm sạc cấp 1

Thông thường, khi mua xe điện bạn sẽ được kèm theo bộ sạc cấp 1, tuy nhiên, bộ sạc đi kèm này dây không quá dài nhưng nếu bạn muốn bộ sạc dài hơn để tiện sử dụng bạn có thể mua bộ sạc cấp 1 với giá dao động khoảng 180$ – 300$.

Trạm sạc cấp 2

Trạm sạc cấp 2 sẽ đắt hơn giá dao động từ 300- 700$ cho bộ sạc treo tường, có dây gọn gàng. Ngoài chi phí mua bộ sạc, bạn còn phải bỏ ra chi phí để thuê thợ điện lắp đặt, nâng cấp hệ thống điện gia đình hơn nữa khi lắp đặt bộ sạc cấp 2 ở nhiều địa phương còn phải xin giấy phép để nâng cấp điện.

Trạm sạc cấp 3

Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà 2
Chi phí để sạc một chiếc xe điện

Trạm sạc cấp 3 chỉ phục vụ cho lợi ích thương mại, chính vì vậy giá lắp đặt lên tới 50.000$.

Không có chi phí cố định cho mỗi lần sạc xe điện, nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khung giờ sạc, thời gian sạc,…

Sạc xe điện tại nhà tốn ít chi phí phí hơn so với các trạm sạc công cộng. Giá mỗi kWh thay đổi theo từng địa điểm thời gian trong ngày. Chẳng hạn, các gia đình tại Mỹ trả khoang 14 xu/ kWh nhưng giá tiền này có thể tăng đến gấp đôi khi sạc vào các giờ cao điểm.

Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí khi sạc xe tại các trạm công cộng thì bạn nên lắp đặt bộ sạc tại nhà và sạc xe điện vào ban đêm để tận dụng mức điện giá thấp nhất.

Kết luận

Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà 3

Với việc sử dụng các trạm sạc công công thì việc tự lắp đặt thiết bị sạc xe điện tại nhà cũng mang đến những lợi ích nhất định. Bài viết trên mình đã cung cấp cho các bạn thông tin để lắp đặt thiết bị sạc tại nhà, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn có được lựa chọn hiệu quả.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.