Xe điện đang là một xu hướng mới trên toàn cầu. Chính vì điểm “mới” này, nhiều người sở hữu xe điện vẫn chưa hiểu hết những kiến thức về xe điện. Vì vậy, qua bài viết này mình sẽ giới thiệu cho mọi người một số thuật ngữ trong lĩnh vực sạc xe điện mà bạn cần phải biết.
Sạc AC và DC là gì?
Chắc hẳn khi nói đến lĩnh vực sạc xe điện bạn thường hay nghe đến AC và DC. Về cơ bản, bộ sạc pin xe điện có thể được nằm ngoài hoặc trong EV. Trong trường hợp pin được đặt bên trong EV thì quá trình sạc được gọi là sạc AC, trường hợp pin đặt ngoài EV thì gọi là sạc DC.
Cụ thể hơn, khi EV sử dụng nguồn cấp là AC, thì cần có một thiết bị bên trong EV đảm nhận nhiệm vụ chỉnh lưu AC-DC và chuyển đổi DC-DC nếu cần. Qúa trình sạc diễn ra đơn giản tuy nhiên nó đòi hỏi phải cắm EV vào ổ cắm AC, khi đó xe mới được sạc.
Mặt khác, đối với sạc DC, bộ chỉnh lưu AC-DC là một phần có sẵn của EVSE. Do đó, có thể cung cấp DC một cách trực tiếp. Ngoài ra, đối với sạc DC thời gian sạc đầy pin sẽ nhanh hơn do hạn chế được trọng lượng.
Loại sạc, cấp độ sạc và chế độ sạc
Các bộ sạc chủ yếu được xác định bởi công suất mà chúng có thể tạo ra. Có 3 loại sạc EV chính: Sạc chậm, sạc nhanh, sạc siêu nhanh. Bộ sạc nhanh có 2 loại điểm sạc là AC và DC tùy thuộc vào chúng sử dụng loại dòng điện xoay chiều hay dòng điện trực tiếp.
Bộ sạc chậm (tối đa 3kW)
Bộ sạc chậm
Đây là bộ sạc được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xe điện. Bộ sạc chậm dùng phích cắm 3 chấu 13amp một pha tiêu chuẩn, vơi một lần sạc thời gian sạc đầy pin dao động từ 6-8 tiếng (tùy thuộc vào dung tích pin). Bộ sạc chậm này thường được đi kèm khi bạn mua xe điện và được cung cấp cáp sạc với đầu nối và cáp thích hợp.
Loại sạc chậm này thường được sử dụng đế sạc qua đêm tại nhà hoặc nơi làm việc vì cường độ dòng điện để cấp cho bộ sạc chậm chỉ khoảng 12-16A.
Tóm tắt:
-
Bộ sạc chậm được đánh giá ở mức 3kW, một pha, cường độ dòng điện 12-16A
-
Sử dụng ổ cắm chấu tiêu chuẩn
-
Thời gian sạc đầy 6-8 tiếng
Bộ sạc nhanh (7-22kW)
Bộ sạc nhanh
Sạc nhanh làm giảm thời gian sạc EV xuống còn khoảng một nửa so với sạc chậm bằng cách tăng gấp đôi cường độ dòng điện lên 15-80kW, thời gian sạc đầy chỉ khoảng 3-4 tiếng. Bộ sạc này có thể được dùng vì lợi ích thương mại, thường được lắp đặt tại các trung tâm mua sắm, dọc tuyến đường xe đi lại. Sạc nhanh 3 pha, mỗi pha cung cấp khoảng 7kW để đạt tổng công suất tiếp nhận là 22kW . Một điều lưu ý khi sử dụng sạc nhanh 3 pha đó là cần cân bằng tải điện giữa 3 pha để tránh hiện tượng lệch pha khi bị quá tải dây pha.
Tuy nhiên, loại này chủ yếu dành để sạc các loại xe tải điện, xe bus cần bộ sạc công suất cao để cung cấp cho bộ pin lớn của xe điện
Tóm tắt:
-
Bộ sạc nhanh thường có công suất tiếp nhận ở mức 7-22kW, 1 pha hoặc 3 pha
-
Sạc EV thường mất khoảng 3-4 tiếng
-
Ổ cắm loại này thường được thi công lắp đặt từ các thợ điện nên chi phí sẽ cao hơn
Bộ sạc AC nhanh (công suất tiếp nhận lên đến 43kW)
Bộ sạc AC nhanh cung cấp nguồn điện xoay chiều công suất cao với xếp hạng công suất lên đến 43kw. Ở mức năng lượng cao như vậy, xe điện chỉ cần mất khoảng chưa en961 30 phút là có thể sạc đến hơn 80%.
Do công suất cao, các đơn vị sạc AC được trang bị cáp buộc với đầu nối loại 2 (Mennekes) không thể tháo rời.
Bộ sạc DC nhanh (công suất tiếp nhận lên đến 50kW)
Bộ sạc DC nhanh cung cấp dòng điện trực tiếp công suất cao với xếp hạng công suất lên tới 50kW. Với mức sạc này, việc sạc một chiếc xe điện để đạt mức 80% chỉ mất khoảng 30 phút.
Bộ sạc DC được trang bị cáp buộc với đầu nối không thể tháo rời kết hợp với ổ cắm phù hợp được trang bị đi kèm. Bộ sạc DC nhanh đi cùng với đầu nối JEVS (CHAdeMO) hoặc đầu nối CCS (Combo) 9 chân.
Lưu ý trong những thuật ngữ trong lĩnh vực sạc xe điện mà bạn nên biết
- Không sử dụng bộ sạc nhanh nếu xe cắm điện của bạn không thể sạc nhanh.
- Một số bộ sạc nhanh có ổ cắm AC mà một số EV không thích hợp. Hầu hết các PHEV và một số BEV chỉ có thể sạc ở tốc độ sạc AC chậm hơn.
- Rút sạc sau khi đã sạc đầy
- Để tránh hiện tượng giảm tuổi thọ pin bạn nên rút sạc sau khi pin đã đạt ở mức hài lòng. Ngoài ra, nhu cầu sạc nhanh tại nơi công cộng khá nhiều nên cần rút sạc nhường vị trí cho người dùng khác sau khi đã sạc đầy. Việc này còn giúp bạn tránh khỏi việc phải trả thêm phí do sạc quá lâu.
- Kết luận về những thuật ngữ trong lĩnh vực xe điện
Trên đây là một số thuật ngữ đáng quan tâm về lĩnh vực sạc xe điện, hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những khía cạnh mà bạn còn băn khoăn và suy nghĩ.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách lắp đặt trạm sạc xe điện tại nhà
- Các cách để chọn mua sạc điện gắn tường với giá phù hợp
- Một số đầu kết nối thông dụng bạn cần biết